Thiết bị y tế Bách Hợp

Thiết bị y tế Bách Hợp

Thiết bị y tế Bách Hợp

Thiết bị y tế Bách Hợp

Thiết bị y tế Bách Hợp
Thiết bị y tế Bách Hợp
Thứ tư, 09/06/2021 : 16:06:29

CÁCH ĐỌC CÁC THÔNG SỐ KHI TIẾN HÀNH XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

1. Xét nghiệm nước tiểu là gì

Xét nghiệm nước tiểu, bao gồm tất cả các xét nghiệm phân tích được thực hiện trên một mẫu nước tiểu. Nó thường bao gồm ba hình thức phân tích:

  • Đánh giá màu sắc, độ đục và nồng độ của nước tiểu
  • Kiểm tra các thành phần hóa học của nước tiểu bằng que thử
  • Thông qua kính hiển vi - cho phép tìm kiếm vi khuẩn, tế bào và các mảnh tế bào

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu

2. Tại sao phải tiến hành phân tích nước tiểu?

Xét nghiệm nước tiểu thường được tiến hành khi nhập viện hoặc trước khi phẫu thuật.

Tiến hành phân tích nước tiểu

Tiến hành phân tích nước tiểu

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu nếu bạn gặp các triệu chứng như:

  • Có máu trong nước tiểu
  • Đau lưng hoặc đau bụng
  • Đi tiểu đau rát
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu đục

Phân tích nước tiểu rất hữu ích vì chúng thường có thể phát hiện các vấn đề y tế trước khi phát sinh thêm các triệu chứng khác. Thực hiện xét nghiệm để theo dõi sức khỏe tổng thể, chẩn đoán vấn đề y tế hoặc theo dõi tình trạng sức khỏe, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Bệnh tiểu đường
  • Vấn đề về thận
  • Thai kỳ

3. Quy trình xét nghiệm nước tiểu

3.1. Chuẩn bị phân tích nước tiểu

Quy trình xét nghiệm nước tiểu

Quy trình xét nghiệm nước tiểu

 Trước khi xét nghiệm, hãy nhớ uống nhiều nước để có thể lấy đủ mẫu nước tiểu. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể gây ra kết quả không chính xác. Bổ sung một hoặc hai ly nước là vừa đủ, có thể bao gồm nước trái cây hoặc sữa nếu chế độ ăn uống của bạn cho phép.

Bạn không cần phải nhịn ăn hoặc thay đổi chế độ ăn uống cho bài kiểm tra.

Ngoài ra, hãy thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào bạn đang dùng. Bởi vì một số loại có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích nước tiểu của bạn

3.2. Thu thập mẫu nước tiểu

Bạn sẽ lấy mẫu nước tiểu của mình tại bệnh viện, phòng khám hoặc cơ sở xét nghiệm chuyên khoa.

Sử dụng cốc nhựa để lấy mẫu, trong quá trình lấy mẫu, tránh chạm vào bên trong cốc để không truyền vi khuẩn từ tay sang mẫu.

Sau khi hoàn tất, bạn sẽ mang cốc ra khỏi phòng và đặt vào vị trí nhận mẫu

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm nước tiểu bằng cách sử dụng một ống thông đưa vào bàng quang qua niệu đạo.

Sau đó, mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm hoặc ở lại bệnh viện nếu họ có các thiết bị cần thiết.

3.3. Nhận kết quả

Khi có kết quả phân tích nước tiểu, bác sĩ sẽ cùng bạn xem xét.

Nếu kết quả của bạn có vấn đề bất thường, có hai trường hợp:

Nếu trước đó bạn đã được chẩn đoán có vấn đề về thận, vấn đề về đường tiết niệu hoặc các tình trạng liên quan khác, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm thêm hoặc phân tích nước tiểu khác để xác định nguyên nhân gây ra các thành phần bất thường trong nước tiểu của bạn.

Nếu bạn không có các triệu chứng khác về bệnh lý và khám sức khỏe cho thấy sức khỏe tổng thể của bạn bình thường, bác sĩ có thể không yêu cầu tái khám.

4. Ý nghĩa các thông số trong xét nghiệm nước tiểu

Thông số trong xét nghiệm nước tiểu

Thông số trong xét nghiệm nước tiểu

4.1. Glucose (Glu)
+ Nguyên lý: Gluconic acid và Hydrogen peroxide được tạo thành từ Glucose dưới xúc tác của Glucose oxidase. Hydrogen peroxide phản ứng với chất màu Iodide potassium dưới xúc tác của Peroxidase tạo ra màu từ xanh lá đến nâu.
+ Độ nhạy: 75-125 mg/dl Glucose
+ Tính năng: Thử nghiệm đặc trưng riêng cho Glucose. Không có chất nào bài tiết qua nước tiểu cho kết quả dương tính. Không phản ứng với các đường khác như Lactose, Galactose, Fructose hay các chất chuyển hóa của thuốc.
+ Ý nghĩa lâm sàng: Bình thường nước tiểu âm tính với Glucose, nếu dương tính gặp trong bệnh đái tháo đường, hoặc giảm ngưỡng thận.

4.2. Bilirubin (Bili)
+ Nguyên lý: Bilirubin kết hợp Diazotized Dichloroanilin tạo ra màu xám nâu
+ Độ nhạy: 0,4-0,8 mg/dl Bilirubin.
+ Tính năng: Thử nghiệm ít nhạy hơn phản ứng viên thuốc ICTOTEST
+ Ý nghĩa lâm sàng: Bình thường không có bilirubin trong nước tiểu, khi có từ vết trở lên là bất thường.

4.3. Ketones (Ket)
+ Nguyên lý: Acetoacetic acid kết hợp với Nitroprusside tạo ra màu hồng
+ Độ nhạy: 5-10mg/dl Acetoacetic acid
+ Tính năng: Thử nghiệm không phản ứng với Acetone và beta-hydroxybutyric acid.
+ Ý nghĩa lâm sàng: Xuất hiện Ketones nước tiểu khi nhịn đói, thai nghén, lao động nặng, bất thường chuyển hóa đường, mỡ.

4.4. Tỉ trọng (SG)
+ Nguyên lý: Với sự hiện diện của chất chỉ thị màu, nồng độ các chất điện ly tạo ra các màu từ xanh lục đến vàng nâu.
+ Độ nhạy: 1,000-1,030
+ Tính năng: Kết quả so sánh được và lặp lại từng 0,005 so với phương pháp khúc xạ kế.
+ Ý nghĩa lâm sàng: Nước tiểu ngẫu nhiên có tỉ trọng 0,003-0,030. Nước tiểu 24 giờ có tỉ trọng thay đổi trong khoảng 1,016-1,022.

4.5. Máu (Blo)
+ Nguyên lý: Hemoglobin phản ứng với Cumene hydroperoxide và 3,3’-5,5’-tetramethylbenzidine tạo ra màu từ cam đến xanh lục đến xanh đậm.
+ Độ nhạy: 0,015-0,062 mg/dl (5-20 hồng cầu/microlit)
+ Tính năng: Thử nghiệm nhạy hơn với Hemoglobin và Myoglobin tự do so với hồng cầu nguyên vẹn (có xuất hiện các điểm xanh lục trên giấy thử).
+ Ý nghĩa lâm sàng: Mọi kết quả dương tính đều là bất thường dù là từng điểm xanh (hồng cầu nguyên vẹn), hay màu xanh đều khắp (Hemoglobin).

4.6. pH
+ Nguyên lý: Chất chỉ thị màu kép cho một gam màu trên vùng pH của nước tiểu
+ Độ nhạy: 5-8,5
+ Tính năng: Cho phép xác định pH theo từng đơn vị pH trong khoảng đo được.
+ Ý nghĩa lâm sàng: pH nước tiểu trong khoảng 5-9 đều có thể bình thường hay bệnh lý.

4.7. Protein (Pro)
+ Nguyên lý: Tại một pH cố định, sự hiện diện của đạm (protein) tạo ra màu xanh lục do nguyên tắc nhầm lẫn chỉ thị màu. Nhầm lẫn chỉ thị màu có thể được hiểu như sau: dung dịch có pH là A thì chỉ thị màu sẽ cho màu A', nhưng trong dung dịch có protein làm chỉ thị màu chuyển nhầm sang màu xanh lục mà không phải là màu A' như bình thường..
+ Độ nhạy: 15-30mg/dl Albumin
+ Tính năng: Thử nghiệm nhạy hơn với Albumin và ít nhạy với Globulin, Hemoglobin, protein Bence-Jones, protein và Mucoprotein. Một kết quả âm tính không loại trừ khả năng hiện diện các chất trên.
+ Ý nghĩa lâm sàng: Mọi kết quả dương tính nhiều hơn vết đều là bất thường.

4.8. Urobilinogen (Uro)
+ Nguyên lý: p-diethylaminobenzaldehyde phản ứng với Urobilinogen với sự hiện diện của một chất thúc đẩy màu tạo ra màu hồng đỏ.
+ Độ nhạy: 0,2mg/dl Urobilinogen (0,2 đơn vị Ehrlich/l)
+ Tính năng: Không thể xác định tình trạng hoàn toàn không có Urobilinogen trong nước tiểu.
+ Ý nghĩa lâm sàng:bình thường có 0,2-1,0mg/dl.

4.9. Nitrite (Nit)
+ Nguyên lý: Nitrate từ thức ăn bị chuyển hóa bởi vi khuẩn Gram (-) trong nước tiểu thành Nitrite. Nitrite phản ứng với p-arsanilic tạo thành phức hợp doazonium và kết hợp với 1,2,3,4-tetrahydrobenzoquinolin-3-ol tạo ra màu hồng.
+ Độ nhạy: 0,06-0,1mg/dl ion Nitrite.
+ Tính năng: Phản ứng đặc trưng cho Nitrite, không phản ứng dương tính với chất nào khác được bài tiết ra nước tiểu.
+ Ý nghĩa lâm sàng: Bình thường không hiện diện nitrite trong nước tiểu, dương tính khi có nhiễm khuẩn nước tiểu.

4.10. Bạch cầu (Leu)
+ Nguyên lý: Men Esterase của bạch cầu hạt xúc tác sự thủy phân Pyrrole-amino-acid Ester tạo ra một Pyrrol khác phản ứng với muối Diazonium tạo ra màu tím.
+ Độ nhạy: tương đương 5-15 bạch cầu/vi trường có độ phóng đại 40.
+ Tính năng: Đặc trưng cho Esterase của bạch cầu, ngay cả khi bạch cầu bị ly giải.
+ Ý nghĩa lâm sàng: Mọi kết quả dương tính đều là bất thường.

(Nguồn tham khảo: http://hahoangkiem.com/benh-than/nguyen-ly-test-nhanh-nuoc-tieu-test-nuoc-tieu-10-thong-so-166.html)

Bách Hợp Med hiện là nhà phân phối chính thức các sản phẩm máy xét nghiệm nước tiểu đến từ các hãng sản xuất uy tín với đầy đủ chứng nhận chất lượng

Địa chỉ: Số 10, Lô A11, Geleximco Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Liên hệ: 0966 648 119

Website: www.bachhopmed.vn

 

Master card American Express Paypal VISA
  Hỗ trợ
  Hỗ trợ

Hỗ trợ trực tuyến: